Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện

Trang bị đầy đủ kiến thức và tuân thủ các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện chính là trách nhiệm của mỗi người để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho chính bản thân và người thân trong gia đình.

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ an toàn

cac-bien-phap-toan-khi-sua-chua-dien-3

Dụng cụ bảo hộ an toàn trong quy định được chia làm 2 phần:

  • Dụng cụ kiểm tra nguồn điện như: Ampe kế, đồng hồ vạn năng, bút thử điện,…
  • Dụng cụ cách điện như: Găng tay cao su, ủng cao su, tấm ván cách điện, dụng cụ sửa điện kim loại như tua vít, cờ lê phải được bọc nhựa ở tay cầm, mũ bảo hộ khi sửa điện trên cao,…

Dù bạn là thợ điện chuyên nghiệp làm việc với lưới điện cao thế, hay chỉ là người sử dụng điện bình thường trong gia đình, việc trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi chạm vào điện là nguyên tắc an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện bắt buộc để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố.

Các nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện

cac-bien-phap-toan-khi-sua-chua-dien

Theo quy định, có 5 biện pháp an toàn điện bạn cần lưu ý khi sửa chữa điện, cụ thể như sau:

  • Đầu tiên: Nắm vững thông tin, kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi động vào bất cứ thiết bị hay nguồn điện nào.
  • Thứ 2: Rút phích cắm đối với thiết bị điện, ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.
  • Thứ 3: Thông báo với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa điện, hoặc dán ghi chú lên vị trí nguồn điện tổng để tránh trường hợp có người khác vô ý bật nguồn trở lại. Luôn thực hiện kiểm tra điện trở của thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào.
  • Thứ 4: Luôn trang bị đầy đủ các dụng cụ cách điện trên người như mũ, găng tay, ván cách điện. Tuyệt đối không được chạm vào nguồn điện khi tay ướt. Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu có phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.
  • Thứ 5: Luôn kiểm tra rò rỉ điện trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp tiếp đất, cách điện cho nguồn điện, hàn và đóng chặt các mối nối, công tắc, ổ cắm, dây điện, tránh để mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho người chạm phải.

Sửa điện là một công việc nguy hiểm đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và sự tuân thủ an toàn tuyệt đối của người thợ. Hàng năm, có rất nhiều tai nạn điện thương tâm xảy ra, chính vì vậy, hãy chú trọng một số biện pháp an toàn khi sửa chữa điện mà chúng tôi đã nêu trên để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.